Tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate) là một chỉ số quan trọng dùng để đánh giá trải nghiệm người dùng trên website của bạn. Chỉ số này giúp bạn hiểu rõ hơn về chất lượng của trang web, từ đó xác định những điểm cần cải thiện để nâng cao hiệu quả. Vậy Bounce Rate là gì? Một tỷ lệ thoát trang như thế nào được xem là tốt? Làm sao để tối ưu tỷ lệ thoát xuống mức thấp nhất? Hãy cùng 1web.com.vn khám phá!
Bounce Rate là gì?
Bounce Rate là tỷ lệ phần trăm các phiên truy cập mà người dùng rời khỏi trang web sau khi chỉ xem một trang duy nhất, mà không thực hiện thêm bất kỳ hành động nào như nhấp vào liên kết hoặc tương tác với nội dung.
Một trang web hoặc một trang cụ thể có tỷ lệ Bounce Rate cao có thể cho thấy:
- Người dùng không tìm thấy thông tin họ đang tìm kiếm trên website của bạn.
- Trải nghiệm người dùng chưa được tối ưu tại website.
Ngược lại, một trang web có tỷ lệ Bounce Rate thấp thường phản ánh rằng người dùng đã tương tác tích cực hơn với nội dung, điều này có thể giúp cải thiện thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm.
Theo Google Analytics, hiểu rõ về Bounce Rate là chìa khóa để phân tích và nhận diện các vấn đề trên trang web, từ đó tối ưu hóa nội dung và chiến lược SEO nhằm nâng cao hiệu quả tổng thể.
Bounce Rate bao nhiêu là tốt?
Không có một tiêu chuẩn cố định nào cho Bounce Rate (tỷ lệ thoát), bởi hơn 4 tỷ trang web trên Internet phục vụ các ngành nghề khác nhau, nhắm đến đối tượng mục tiêu đa dạng. Khái niệm về Bounce Rate “tốt” phụ thuộc vào loại trang web và nguồn lưu lượng truy cập.
Ví dụ: Nếu bạn có một bài viết thông tin trả lời một câu hỏi cụ thể và nguồn lưu lượng chủ yếu đến từ tìm kiếm tự nhiên, tỷ lệ thoát có thể lên đến 90%. Điều này không nhất thiết là tiêu cực, vì người dùng đã tìm thấy chính xác nội dung họ cần và không cần xem thêm. Ngược lại, một trang có tỷ lệ thoát thấp vẫn có thể không tốt nếu nó mang lại trải nghiệm người dùng kém.
Dưới đây là một số số liệu tham khảo về Bounce Rate trung bình theo từng loại trang web:
- Trang web nội dung: 40% – 60%
- Trang tạo khách hàng tiềm năng: 30% – 50%
- Bài đăng trên blog: 70% – 90%
- Trang bán lẻ/thương mại điện tử: 20% – 40%
- Trang web dịch vụ: 10% – 30%
- Trang đích (landing page): 70% – 90%
Những số liệu này có thể giúp bạn đánh giá sơ bộ hiệu suất của trang web và đưa ra chiến lược tối ưu hóa phù hợp.
Bounce Rate trong Google Analytics được tính ra sao?
Trong Google Analytics, bạn có thể xem số liệu Bounce Rate trong các báo cáo dữ liệu, bao gồm những báo cáo có sẵn trong các tab Acquisition, Behavior, và Conversion (xuất hiện trong thanh menu bên trái).
Để xem tỷ lệ thoát của các trang web cụ thể trong Google Analytics, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm theo tên trang, hoặc sử dụng tính năng tìm kiếm nâng cao để thu hẹp kết quả bằng cách thêm các bộ lọc như bao gồm, loại trừ, và chỉ số cho tìm kiếm.
Tính tỷ lệ Bounce Rate cho một trang web
Tỷ lệ Bounce Rate của một trang riêng lẻ được tính bằng cách chia số phiên bắt đầu và kết thúc trên một trang cụ thể cho tổng số phiên bắt đầu và tiếp tục từ cùng một trang đó.
Ví dụ: Nếu 50 người dùng truy cập vào trang chủ của bạn và 2 người trong số họ thoát mà không thực hiện hành động nào, tỷ lệ Bounce Rate của trang chủ sẽ là:
Tỷ lệ Bounce Rate = 2 / 50 = 4%.
Tính tỷ lệ Bounce Rate cho toàn bộ website
Tỷ lệ Bounce Rate của một trang web được tính bằng cách chia số phiên trên một trang duy nhất cho tổng số phiên trên toàn bộ trang web.
Ví dụ: Nếu có 100 người dùng truy cập vào trang web của bạn (tổng số phiên) và 5 người trong số họ thoát ra mà không thực hiện hành động nào (phiên một trang), tỷ lệ Bounce Rate của trang web sẽ là:
Tỷ lệ Bounce Rate = 5 / 100 = 5%.
4 trường hợp lượt truy cập không được tính Bounce Rate
Để thực sự hiểu đúng về việc tối ưu hóa Bounce Rate cho website, bạn cần nắm rõ cách Google Analytics đánh giá và xác định Bounce.
Trong mọi trường hợp, nếu có hơn một GIF request được tạo ra trong một GA session (hay lượt truy cập), thì phiên đó không được tính là một lần thoát trang, dù đây có là lượt Single Page Visit.
Cụ thể thì trong những trường hợp sau, Google Analytics không coi lượt truy cập trang duy nhất là một lần thoát trang:
1/ Event Tracking
Khi người dùng truy cập vào website, kích hoạt một sự kiện được theo dõi qua mã Event Tracking và sau đó rời đi mà không xem thêm trang nào khác, thì phiên này không được tính là một lần thoát trang.
Ví dụ: Người dùng vào một trang, nhấn nút chạy video (được theo dõi qua event tracking code) và sau đó rời khỏi website mà không truy cập trang nào khác.
Lý do là bởi Google không coi đây là một lần thoát vì có ít nhất hai GIF request trong cùng một session — một từ mã theo dõi Google Analytics (gửi dữ liệu page view) và một từ mã theo dõi sự kiện (gửi thông tin về số lần nhấn nút video).
2/ Social Interactions Tracking
Nếu người dùng truy cập website, kích hoạt một sự kiện xã hội (như chia sẻ bài viết thông qua nút Share) và rời khỏi mà không truy cập thêm trang nào, phiên này cũng không được tính là một lần thoát trang.
Ví dụ: Người dùng vào trang blog, chia sẻ bài viết qua nút “Share” (được theo dõi) và sau đó rời khỏi website mà không xem thêm trang nào.
Lý do là bởi có hai GIF request trong session này — một từ mã theo dõi Google Analytics và một từ mã theo dõi tương tác xã hội.
3/ Sự kiện theo dõi tự động
Trong trường hợp Tracked Event tự động thực hiện, lượt truy cập trang duy nhất sẽ không được tính là một lần thoát trang nếu có nhiều hơn một GIF request.
Ví dụ: Nếu video trên trang tự động chạy khi người dùng vào, và hành động này được theo dõi qua mã event tracking code, thì có ít nhất hai GIF request: một từ Google Analytics và một từ mã theo dõi sự kiện.
4/ Trùng lặp GATC trên trang web
Nếu trang web có nhiều hơn một mã Google Analytics Tracking Code (GATC) (chẳng hạn một ở header và một ở footer), có ít nhất hai GIF request sẽ được thực hiện. Do đó mà bạn cần đảm bảo chỉ có một mã GATC duy nhất trên mỗi trang của website để tránh trường hợp này xảy ra.
Lý do người dùng thoát trang
Nguyên nhân khiến người dùng thoát khỏi trang web có thể được chia thành hai nhóm chính: yếu tố kỹ thuật và yếu tố nội dung.
Yếu tố kỹ thuật
Đây là những vấn đề liên quan đến hiệu suất, thiết kế và tính năng của trang web:
- Thời gian tải trang chậm: Nếu thời gian tải trang vượt quá 3 giây, người dùng thường mất kiên nhẫn và rời đi.
- Thiết kế không thân thiện với di động: Với lượng người dùng truy cập bằng thiết bị di động ngày càng tăng, việc không tối ưu hóa giao diện và tính năng cho màn hình nhỏ có thể gây khó khăn trong việc điều hướng, đọc hoặc tương tác.
- Lỗi trang web: Các lỗi như trang không tìm thấy (404), liên kết hỏng, hoặc lỗi máy chủ khiến người dùng cảm thấy trang không đáng tin cậy.
- Quảng cáo quá nhiều hoặc gây phiền phức: Quảng cáo xuất hiện liên tục, pop-up hoặc yêu cầu đăng ký khiến người dùng cảm thấy bị làm phiền, dẫn đến việc thoát trang.
Yếu tố nội dung
Những vấn đề liên quan đến chất lượng, tính liên quan và các giá trị của nội dung mang lại trên trang web như:
- Nội dung không phù hợp với kỳ vọng: Người dùng có thể truy cập trang vì một từ khóa hoặc liên kết, nhưng nếu nội dung không liên quan, không đầy đủ, hoặc không cập nhật, họ sẽ nhanh chóng rời đi.
- Nội dung không hấp dẫn hoặc khó đọc: Tiêu đề nhàm chán, đoạn văn quá dài, ngôn ngữ khó hiểu, hoặc thiếu hình ảnh minh họa có thể làm giảm hứng thú của người dùng.
- Thiếu lời kêu gọi hành động (CTA): Khi nội dung không hướng dẫn rõ ràng người dùng cần làm gì tiếp theo, họ có thể rời trang vì không thấy giá trị tiếp tục ở lại.
10+ bí kíp giúp Bounce Rate cho SEOer?
Để giảm Bounce Rate và tăng thời gian trung bình trên trang, bạn cần phải thực hiện nhiều biện pháp cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng sự liên kết giữa các trang. Dưới đây là các cách để tối ưu Bounce Rate:
1/ Tập trung vào việc loại bỏ các yếu tố tạo ra traffic không có giá trị
Traffic không có giá trị là một trong những nguyên nhân chính khiến tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate) của website luôn ở mức cao. Vì vậy, việc loại bỏ các yếu tố tạo ra loại traffic này là cách hiệu quả giúp giảm tỷ lệ thoát trang mà bạn nên áp dụng ngay, bạn có thể áp dụng những cách sau:
- Lựa chọn các nhóm, mạng xã hội phù hợp với đối tượng người dùng mục tiêu để chia sẻ nội dung, từ đó thu hút Referral Traffic chất lượng.
- Xây dựng nội dung website nhắm đúng vào nhu cầu và sở thích của đối tượng người dùng mục tiêu.
- Điều chỉnh các chỉ số trong chiến dịch quảng cáo PPC sao cho phù hợp với khách hàng mục tiêu.
- Ngừng spam backlink từ các forum hoặc domain kém chất lượng và không liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
2/ Cải thiện tốc độ tải trang
Nếu trang web của bạn quá chậm, người dùng sẽ không đủ kiên nhẫn chờ đợi và sẽ rời đi. Do đó, bạn cần tập trung khắc phục các vấn đề làm chậm website trên cả PC và thiết bị di động, bao gồm: giảm dung lượng hình ảnh, tránh sử dụng theme quá nặng, nâng cấp hosting chất lượng, sửa lỗi cache, và tối ưu hóa dữ liệu. Đừng quên sử dụng các công cụ như Google PageSpeed Insights để kiểm tra hiệu suất.
3/ Trang web nên có thiết kế thân thiện với di động
Hiện nay rất nhiều người dùng hiện nay truy cập Internet qua điện thoại, do đó bạn cần đảm bảo rằng:
- Trang web của bạn hiển thị tốt trên thiết bị di động, không bị lỗi font chữ, hình ảnh hoặc bố cục.
- Sử dụng công cụ Google Mobile-Friendly Test để trải nghiệm và kiểm tra tính thân thiện.
4/ Cung cấp nội dung chất lượng, mang lại giá trị
Nội dung bài viết cần đồng nhất với tiêu đề và đoạn mô tả để đáp ứng đúng nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Tránh sử dụng các tiêu đề “đánh lừa” vì điều này có thể khiến người dùng thoát trang ngay khi không tìm thấy thông tin mong muốn. Ngoài ra, nội dung cần được viết hấp dẫn, lôi cuốn để kích thích người đọc thực hiện thêm các hành động khác, góp phần giảm tỷ lệ thoát trang một cách hiệu quả.
5/ Sử dụng liên kết nội bộ để giảm tỷ lệ thoát trang
Chèn liên kết nội bộ đúng cách và đúng vị trí có thể kích thích sự tò mò và nhu cầu tìm kiếm thông tin của người xem. Liên kết nội bộ không chỉ giúp dẫn dắt người dùng từ trang này sang trang khác mà còn giữ chân họ lâu hơn trên website, từ đó giảm tỷ lệ thoát trang.
6/ Thêm tính năng hiển thị các bài viết liên quan
Việc gợi ý các bài viết liên quan đến nội dung người dùng đang tìm kiếm sẽ khuyến khích họ tiếp tục nhấn vào các liên kết và khám phá thêm. Qua đó giúp làm giảm khả năng thoát trang ngay trong những giây đầu tiên.
7/ Sử dụng pop-up hợp lý
Pop-up quảng cáo có thể gây khó chịu và khiến người dùng thoát trang ngay lập tức. Vì vậy, hãy cân nhắc kỹ trước khi sử dụng tính năng này. Đảm bảo pop-up xuất hiện đúng thời điểm, có nội dung hấp dẫn và không gây gián đoạn trải nghiệm của người dùng.
8/ Hạn chế quảng cáo
Quảng cáo đột ngột xuất hiện trong khi người dùng đang tập trung vào nội dung có thể làm giảm trải nghiệm của họ. Nếu cần tích hợp quảng cáo, hãy thiết kế sao cho không gây cản trở và không làm người dùng cảm thấy khó chịu hoặc phải rời trang.
9/ Sử dụng Page Level Survey
Page Level Survey là công cụ thêm các nút Like, Hate/Dislike ở cuối Landing Page, giúp doanh nghiệp thu thập phản hồi trực tiếp từ người dùng về lý do họ thoát trang. Để khuyến khích đánh giá, hãy đảm bảo người dùng không cần đăng nhập để phản hồi. Dựa trên những thông tin này, bạn có thể nhanh chóng điều chỉnh nội dung để phù hợp hơn với nhu cầu của họ.
10/ Áp dụng Virtual Pageview hoặc Event Tracking cho nội dung trên Ajax/Flash
Với các website sử dụng Ajax hoặc Flash, người dùng thường tương tác trên một trang duy nhất, dẫn đến Bounce Rate cao (thậm chí có thể đạt 100%). Để giải quyết, hãy tích hợp tính năng Virtual Pageview hoặc Event Tracking từ Google Analytics. Điều này giúp theo dõi các tương tác như click vào ảnh, tải media, hoặc xem video, từ đó cải thiện hiệu suất theo dõi và giảm tỷ lệ thoát trang.
11/ Thêm vào các yếu tố kêu gọi hành động (Call to Action)
Hướng dẫn người dùng biết cần làm gì tiếp theo sau khi xem nội dung. Để CTA hiệu quả:
- Sử dụng nút nhấn hoặc biểu mẫu nổi bật và rõ ràng.
- Đảm bảo CTA cung cấp lợi ích hấp dẫn cho khách hàng.
Dựa vào tỷ lệ thoát trong Google Analytics, bạn có thể đánh giá chất lượng lưu lượng truy cập của website. Sau khi đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu phần nào về Bounce Rate.
Nếu nguồn lưu lượng truy cập của bạn không chất lượng, chẳng hạn từ các kênh truyền thông như SEO, PPC, Email,… thì Bounce Rate sẽ là chỉ số đầu tiên cảnh báo vấn đề. Còn việc giải thích con số này và tìm ra giải pháp thích hợp là tùy thuộc vào cách bạn hiểu và xử lý.
Khắc phục và tối ưu Bounce Rate website với 1web.com.vn
Website của bạn đang gặp vấn đề với tỷ lệ Bounce Rate cao mà chưa tìm được cách khắc phục? Đừng lo lắng! Dịch vụ tối ưu website của 1web.com.vn sẽ giúp bạn giải quyết hiệu quả và triệt để vấn đề này. Với bề dày kinh nghiệm và chuyên môn hàng đầu, chúng tôi cam kết cải thiện hiệu suất website, thu hút khách hàng tiềm năng và giảm tỷ lệ thoát trang đáng kể thông qua các giải pháp toàn diện:
- Thiết kế chuẩn chỉnh về kỹ thuật, đáp ứng tối đa yêu cầu thẩm mỹ.
- Lập trình đầy đủ các tính năng cần thiết để gia tăng trải nghiệm người dùng.
- Tối ưu tốc độ tải trang và bảo mật toàn diện.
- Đảm bảo đáp ứng hoàn hảo mọi tiêu chí chuẩn SEO.
- Và nhiều giải pháp tùy chỉnh khác phù hợp với nhu cầu riêng của bạn.
1web.com.vn cung cấp dịch vụ tối ưu và nâng cấp website theo yêu cầu, giúp bạn hoàn thiện website 100% đúng như mong muốn. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO và Marketing Online, chúng tôi tự tin mang lại hiệu quả vượt mong đợi. Hãy cùng 1web.com.vn tăng 200% traffic và bứt phá doanh thu gấp 300 lần! LIÊN HỆ NGAY với 1web.com.vn để cùng xây dựng thành công và đưa doanh nghiệp của bạn lên một tầm cao mới!
Trần Thạch An, CEO của 1web.com.vn, là một trong những nhân vật hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế website tại Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ thông tin, ông đã xây dựng 1web.com.vn trở thành một nền tảng đáng tin cậy cho doanh nghiệp muốn khẳng định sự hiện diện trực tuyến. Dưới sự lãnh đạo của ông, 1web.com.vn không chỉ cung cấp dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp mà còn chú trọng vào việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và phát triển thương hiệu cho khách hàng.
#ceo1webcomvn #admin1webcomvn #ceotranthachan #author1webcomvn
Thông tin liên hệ:
- Website: https://1web.com.vn/
- Email: ceotranthachan@gmail.com
- Địa chỉ: 465 Hoà Hảo, Phường 5, Quận 10, Hồ Chí Minh, Việt Nam