Social Commerce Là Gì? 4 Tips Kiếm Tiền Từ Social Commerce 

Bạn cần nắm rõ về Social Commerce là gì trong marketing

Social Commerce hiện là giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận khách hàng tiềm năng ở điểm “chạm” quan trọng. Đồng thời, công cụ này còn tạo ra trải nghiệm mua hàng mượt, cá nhân hóa cho khách hàng. Nội dung sau, 1web.com.vn nghiên cứu cụ thể Social Commerce là gì và chia sẻ một số kinh nghiệm kiếm tiền hiệu quả với công cụ này.

Hiểu rõ hơn về thuật ngữ Social Commerce là gì?

Social Commerce là việc doanh nghiệp dùng các kênh web mạng xã hội uy tín như Facebook, Instagram hay Zalo, Tiktok để làm phương tiện giới thiệu, bán sản phẩm/dịch vụ kinh doanh trực tiếp. Social Commerce chính là hình thức thương mại kết hợp hiệu quả giữa Social media và E-commerce. 

Khác với các hình thức marketing trên mạng xã hội, khi bạn thanh toán tiền để quảng cáo tại các kênh phổ biến, rồi kéo khách về web hay cửa hàng. Social Commerce sẽ thực hiện toàn bộ quy trình tìm hiểu, mua sắm của người tiêu dùng trên mạng xã hội mà khách vẫn thường dùng hàng ngày. Điển hình, người tiêu dùng sẽ thấy sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp qua bài viết, quảng cáo, livestream, KOLs,… Chat để được tư vấn, đọc sản phẩm, đặt mua và cuối cùng là thanh toán ngay sau khi đang chat với phía người bán.

Bạn cần nắm rõ về Social Commerce là gì trong marketing
Bạn cần nắm rõ về Social Commerce là gì trong marketing

Social Commerce có những mô hình chính nào?

Nếu căn cứ vào vị trí quá trình bán hàng của doanh nghiệp, bạn sẽ thấy Social Commerce được chia làm 2 dạng chính là: Offsite và onsite. Cụ thể:

Onsite

Đây chính là khi doanh nghiệp bán hàng trên web của mình nhưng tận dụng triệt để mọi tính năng xã hội để tăng tương tạo, đồng thời tạo tin tưởng cho khách hàng.

Lấy ví dụ, cho phép khách hàng đăng nhập tài khoản mạng xã hội, bình luận, đánh giá, chia sẻ sản phẩm. Thậm chí, người tiêu dùng còn có thể tham gia các khuyến mãi hoặc nhóm cộng đồng trên hành vi xã hội.

Offsite

Đây là loại hình doanh nghiệp bán hàng trực tiếp ở trên mọi nền tảng xã hội mà không phải chuyển hướng khách hàng đến kênh website riêng. Điển hình như livestream, bán hàng qua fanpage, shop trên Instagram hay Facebook. Một số đơn vị còn tận dụng hiệu quả tính năng Tiktok for business, Instagram shopping hay Facebook marketplace.

Social Commerce được chia làm 2 loại chính là onsite và offsite
Social Commerce được chia làm 2 loại chính là onsite và offsite

Các chiến thuật marketing được ứng dụng trên Social Commerce

Nghiên cứu Social Commerce là gì, doanh nghiệp cần phải nắm rõ các chiến thuật marketing hiệu quả sau:

Tạo content bán hàng thật hấp dẫn, chất lượng

Nội dung luôn là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp thu hút, đồng thời giữ chân khách trên các trang mạng xã hội. Vậy nên, doanh nghiệp cần phải tạo nội dung phù hợp đối tượng mục tiêu, có tính giá trị, đa dạng và cập nhật. Nội dung trên trang cần phải kết hợp hài hoà giữa hình ảnh, bài viết, livestream, video, story, infographic cùng một số nội dung tương tác khác.

Tận dụng triệt để các kênh truyền thông người dùng

Thông qua việc khuyến khích khách hàng chia sẻ dịch vụ, sản phẩm của mình trên nhiều kênh truyền thông cá nhân gồm: Facebook, Zalo, Tiktok, Instagram. Doanh nghiệp sẽ nhanh chóng phủ rộng độ nhận diện và tin cậy thương hiệu, đồng thời tạo ra các nhân tố ảnh hưởng/influencer cho dịch vụ/sản phẩm. Điển hình như: Mã giảm giá, tặng quà, điểm thưởng, cuộc thi với mục đích khích lệ khách hàng chia sẻ.

Doanh nghiệp cần tận dụng triệt để các kênh truyền thông của người dùng
Doanh nghiệp cần tận dụng triệt để các kênh truyền thông của người dùng

Xây dựng cộng đồng, tương tác tích cực với khách hàng

Chuyên gia chia sẻ về Social Commerce là gì cho biết, doanh nghiệp có thể tạo ra các trang fanpage, nhóm, kênh riêng hoặc hashtag để giao lưu, cập nhật thông tin với người tiêu dùng. Mặt khác, đơn vị kinh doanh còn phải tích cực tương tác với khách hàng thông qua trả lời những thắc mắc, phản hồi ý kiến, khiếu nại của người tiêu dùng chuyên nghiệp, kịp thời. 

Tích hợp hiệu quả các tính năng thương mại điện tử

Tính năng thương mại trong Social Commerce chính là nút mua hàng, giỏ hàng, thanh toán, đặt hàng, hay theo dõi đơn hàng. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo rằng quá trình mua bán trên các kênh mạng xã hội phải bảo mật, an toàn, tính minh bạch cao.

Đo lường, tối ưu hiệu quả chiến lược marketing

Cuối cùng, doanh nghiệp nên dùng chỉ số sau: Lượt view, share, like, comment, tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ nhấp, doanh thu, lợi nhuận để đo lường hiệu quả. Mặt khác, bạn cần phải thử nghiệm, tối ưu hoá mọi chiến lược marketing để cải thiện và nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra.

Đo lường chỉ số sau mỗi chiến lược marketing để đánh giá và rút kinh nghiệm
Đo lường chỉ số sau mỗi chiến lược marketing để đánh giá và rút kinh nghiệm

Gợi ý các nền tảng mạng xã hội kinh doanh Social Commerce hiệu quả

Doanh nghiệp cần đầu tư xây dựng các nền tảng MXH sau để kinh doanh Social Commerce hiệu quả nhất. Cụ thể:

Kênh Facebook

Facebook sở hữu nhiều tính năng, chức năng hỗ trợ Social Commerce, bao gồm: Facebook ads, Facebook live, Facebook Shops, Facebook messenger, Facebook Marketplace. Kênh này có lợi thế lớn về sự phong phú, đa dạng của cộng đồng người dùng, cho phép doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận nhiều nhóm khách hàng tiềm năng khác nhau.

Kênh Instagram

Instagram cung cấp nhiều chức năng, tính năng hỗ trợ cho hoạt động Social Commerce cho doanh nghiệp, điển hình như: Instagram live, Instagram Checkout, Instagram shopping, Instagram Ads, Instagram Reels, Instagram Stories. So với Facebook, Instagram thiên về sự sáng tạo, trẻ trung cho người dùng, chúng cho phép doanh nghiệp tạo ra content độc lạ, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng. 

Kênh TikTok 

Công cụ này cung cấp nhiều chức năng, tính năng hỗ trợ cho Social Commerce, bao gồm: Tiktok Creator Marketplace, Tiktok for bunsiness, Tiktok live, Tiktok shop. Đặc biệt, kênh này phù hợp với các nội dung bán hàng thú vị, năng động, doanh nghiệp dễ dàng tận dụng viral, xu hướng để tăng doanh số bán hàng. 

Tiktok, Facebook và Instagram là 3 kênh hỗ trợ Social Commerce hiệu quả
Tiktok, Facebook và Instagram là 3 kênh hỗ trợ Social Commerce hiệu quả

Một số tips bán hàng trực tuyến hiệu quả với Social Commerce

Dưới đây, 1web.com.vn sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm bán hàng trực tuyến với công cụ này hiệu quả.

1/ Tập trung sản phẩm tốt nhất hoặc giá bán thấp nhất

Có thể nhiều bạn chưa biết, yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp thu hút người tiêu dùng trên mọi nền tảng mạng xã hội chính là giá cả. Vậy nên, bạn cần nghiên cứu kỹ thị trường để đưa ra giá bán hợp lý cho sản phẩm.

Nếu doanh nghiệp bạn có thể cung cấp mặt hàng có giá bán thấp nhất trong phân khúc sẽ có lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cùng phân khúc.

Bên cạnh đó, bạn nên chú ý đến uy tín, chất lượng sản phẩm, chọn mặt hàng nhận được đánh giá tích cực từ người dùng. Đồng thời tạo ra nội dung sáng tạo để giới thiệu dịch vụ/sản phẩm của mình, điển hình như review, livestream, ảnh, video,…

2/ Ứng dụng công cụ phù hợp trong Social Commerce

Tìm hiểu Social Commerce là gì trong marketing, bạn sẽ thấy để bán hàng hiệu quả, không chỉ cần có sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý còn cần có công cụ hỗ trợ việc tiếp thị và quản lý. Bạn hãy tận dụng triệt để mọi tính năng có sẵn trên mọi nền tảng để tăng tương tác, doanh số. 

Ví dụ điển hình như chatbot, shop online, story, hashtag,…Mặt khác, bạn nên dùng ứng dụng bên thứ ba nhằm tối ưu hoá quy trình bán hàng, điển hình như: App gửi tin nhắn tự động, quản lý đơn hàng, phân tích dữ liệu,…

Doanh nghiệp cần tận dụng triệt để mọi tính năng có trên nền tảng
Doanh nghiệp cần tận dụng triệt để mọi tính năng có trên nền tảng

3/ Hợp tác với người nổi tiếng và có ảnh hưởng

Bạn đừng quên triển khai chiến lược hợp tác với các influencer với lĩnh vực liên quan đến mặt hàng đang kinh doanh. Họ là người sở hữu lượng fan theo dõi khủng, độ uy tín phủ rộng trên mọi nền tảng mạng xã hội. 

Các influencer có thể giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận được lượng khách hàng tiềm năng, tăng sự tin tin với sản phẩm bên bạn cung cấp. Mặt khác, bạn có thể mời họ thử nghiệm, đánh giá sản phẩm hoặc tạo ra nội dung hợp tác với họ nhằm quảng bá sản phẩm. Hơn nữa, bạn cũng nên chọn người có ảnh hưởng phù hợp với đối tượng khách hàng mình muốn hướng đến, sau đó thỏa thuận rõ chi phí, kết quả mong muốn.

4/ Đầu tư kênh bán hàng và chăm sóc thường xuyên

Cuối cùng, để doanh nghiệp bán hàng trực tuyến với Social Commerce thành công, bạn hãy đầu tư thời gian và tài chính để chăm sóc kênh bán hàng. Cụ thể, bạn hãy cập nhật thông tin mới nhất về mặt hàng, khuyến mãi hoặc nội dung nổi bật liên quan đến sản phẩm. Mặt khác, bạn hãy tạo ra cơ hội để khách hàng gắn bó lâu dài với kênh bán hàng của doanh nghiệp mình. Ví dụ, bạn có thể tạo ra các minigame, cuộc thi hay tặng quà cho khách hàng VIP, trung thành. Với chiến lược này, bạn sẽ tạo được sự tin tưởng, lòng trung thành của người tiêu dùng với kênh bán hàng hiện tại.

Đầu tư và chăm sóc kênh bán hàng thường xuyên để tăng độ uy tín
Đầu tư và chăm sóc kênh bán hàng thường xuyên để tăng độ uy tín

Vậy là bài viết trên của 1web.com.vn đã giải thích cụ thể cho bạn thông tin về Social Commerce là gì. Thực tế đã chứng minh việc bán hàng trực tuyến với Social Commerce là một cơ hội lớn để doanh nghiệp hay các cá nhân muốn bán hàng trên mạng. Nếu bạn muốn xây kênh website bán hàng chất lượng, nhanh chóng tiếp cận được khách hàng tiềm năng, vui lòng liên hệ ngay với 1web.com.vn để được chuyên gia tư vấn, báo giá kịp thời.